Bệnh bạch cầu tăng, giảm

Là một thành phần quan trọng, các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc. Khi số lượng bạch cầu tăng cao là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm.

1. Định nghĩa Bạch cầu ?

Bạch cầu là một thành phần của máu. Các tế bào bạch cầu có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc

Thông thường, số lượng bạch cầu dao động trong khoảng 4.000-10.000/mm3 máu. Nguyên nhân gây bạch cầu tăng do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp-xe gan... hoặc khi cơ thể có vật lạ hoặc trong các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính, mạn tính.

Khi tiểu cầu bị giảm thường gây hiện tượng chảy máu, nhất là ở các mạch máu nhỏ gây xuất huyết dưới da và các cơ quan khác trong cơ thể (như tiêu hóa, hô hấp, niêm mạc, não...). Có nhiều nguyên nhân gây giảm tiểu cầu như: cường lách, thiếu máu hồng cầu to, do tia phóng xạ... hoặc tiểu cầu vô căn


2. Vậy bạch cầu tăng cao là bệnh gì?

Bạch cầu tăng cao là một hiện tượng trong đó số lượng tế bào bạch cầu tăng cao so với mức bình thường. Hiện tượng này là phổ biến, hay xảy ra khi bị nhiễm trùng và số lượng bạch cầu sẽ trở về mức bình thường khi cơ thể hết bị viêm nhiễm.

Trong một vài trường hợp nhiễm trùng các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, viêm ruột thừa, áp-xe gan v.v... số lượng bạch cầu tăng lên khá cao. Có trường hợp bạch cầu tăng trên 20.000/ml. Tuy nhiên, nếu bạch cầu tăng quá cao, trên 100.000/ml, chúng ta phải nghĩ đến một bệnh khác đặc biệt là bệnh ung thư của hệ tạo máu còn gọi là bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp.

Bình thường số lượng bạch cầu dao động trong khoảng 4.000/ml - 8.000/ml. Nếu trên 8.000/ml là bạch cầu cao. Tuy nhiên, nếu bạch cầu tăng quá cao, trên 100.000/ml thì chúng ta cần phải nghĩ đến một bệnh lý khác, đặc biệt là bệnh ung thư của hệ tạo máu hay còn gọi là bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp.

(Xem thêm: Tăng cường sức đề kháng cho trẻ)

Trong các trường hợp xấu hơn là sự gia tăng bạch cầu quá mức cần thiết và kéo dài. Mặc dù bạch cầu tăng lên nhiều, nhưng những tế bào bạch cầu này không giúp cơ thể chống lại kể cả những sự nhiễm trùng bình thường. Chúng tích tụ gây cản trở quá trình lưu thông máu và can thiệp vào một số chức năng quan trọng của cơ thể bao gồm việc sản xuất ra các tế bào máu khỏe mạnh.

Theo các bác sỹ về máu, nguyên nhân gây bạch cầu tăng là do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp-xe gan... Hoặc trong các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính, mạn tính...

3. Triệu chứng cảnh báo bạch cầu cao

Tùy vào mức độ và nguyên nhân bạch cầu cao mà người bệnh sẽ có dấu hiệu từ nhẹ đến nghiêm trọng như:

- Người bệnh có hiện tượng khó thở, yếu cơ, vết thương khó lành và hay có vết bầm tím xuất hiện trên cơ thể mặc dù không bị va đập.
- Chảy máu cam không rõ nguyên nhân.
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân và đi kèm với những cảm giác khó chịu, căng thẳng... hoặc cảm giác chung của việc không khỏe.
- Người bệnh có bạch cầu cao bị sốt vặt không rõ nguyên nhân và đi kèm với sự nhiễm trùng có trên cơ thể.

Cách xác định chính xác nhất xem bạn có bị bạch cầu cao hay không là đi xét nghiệm máu. Việc xét nghiệm sẽ giúp loại trừ những trường hợp nguy hiểm hơn như ung thư máu...

4. Vậy bạch cầu giảm trong trường hợp nào?

Bạch cầu giảm là tình trạng số lượng bạch cầu trung tính thấp bất thường. Bạch cầu trung tính là một dạng bệnh phổ biến của tế bào trắng, được tạo ra từ tủy xương, di chuyển đến máu và đến các khu bị nhiễm trùng. Chúng tiết ra những chất tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập, giúp ngừa viêm nhiễm, đặc biệt đối với những bệnh do vi khuẩn gây ra.

Với người lớn số lượng bạch cầu trung tính trên mỗi microlit máu dưới 1500 thì lúc này được gọi là giảm bạch cầu. Còn với trẻ em số lượng bạch cầu cho thấy dấu hiệu giảm theo độ tuổi khác nhau.

Còn đối với một số người lượng bạch cầu trung tính thấp hơn mức bình thường, nhưng lại không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Các trường hợp bạch cầu giảm:

- Lao
- Bệnh nhiễm trùng
- Bệnh sốt xuất huyết
- Nhiễm một số loại virus như virus Epstein-Barr, cytomegalovirus, viêm gan và virus HIV.

Với một số người bệnh có số lượng bạch cầu giảm có thể gây ra bởi một số thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc cao huyết áp, thuốc tâm thần và các thuốc của bệnh thần kinh.

Tổng kết, khi thấy có những biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám để biết có phải bạn bị bạch cầu cao hay không. Bạch cầu cao có nguy hiểm không? Chắc chắn giờ bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi này rồi. Tùy vào số lượng bạch cầu, mức độ giai đoạn của bệnh và tình trạng sức khỏe mà bạn sẽ có cách chăm sóc và điều trị riêng.

Nguồn: DieuTriUngThu.com