Điều trị ung thư tuyến Giáp

Thường hay mắc ở nam giới nhiều hơn nữ giới, ung thư tuyến giáp là loại ung thư tuyến nội tiết phổ biến nhất, bệnh diễn tiến âm thầm, nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì đa số người bệnh đều có cơ hội chữa khỏi bệnh và sống lâu hơn.

Với phụ nữ, ngoài nguy cơ cao mắc phải các căn bệnh ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng… thì ít người biết rằng phụ nữ cũng là đối tượng có thể mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Thống kê cho thấy đa số đều gặp ở những người trên 40 tuổi. Lúc đầu bệnh phát triển rất âm thầm, chỉ là một u nhỏ chỉ vài mm và rờ vào thì thấy nó chạy lên chạy xuống trong tuyến giáp trong tuyến giáp. Sau đó khối u này bắt đầu phát triển dần và có dấu hiện chèn ép các cơ quan lân cận, người bệnh sẽ thấy hạch nổi trên cổ. Khi đó người bệnh có thể hình dung ra được căn bệnh của mình.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH UNG THƯ TUYẾN GIÁP

Căn nguyên của bệnh ung thư tuyến giáp hiện chưa được khẳng định nhưng có một vài yếu tố nguy cơ cần chú ý:

– Mắc các bệnh tuyến giáp lành tính như bướu cổ, viêm tuyến giáp…
– Do bị nhiễm bức xạ từ môi trường. Tuy nhiên nguy cơ này chỉ xảy ra ở rất ít người bệnh.
– Đột biến gen
– Ăn uống không đủ iốt trong lượng thức ăn hàng ngày, thừa cân, nghiện rượu, thuốc lá… ung thư tuyến nước bọt cũng là một căn bệnh ung thư nguy hiểm.


PHÂN LOẠI UNG THƯ TUYẾN GIÁP THƯỜNG GẶP

Dựa theo đặc điểm triệu chứng biểu hiện mà người ta phân bệnh ung thư tuyến giáp thành 4 loại dưới đây.

1. Ung thư tuyến giáp thể nhú
Đặc điểm của loại này là có khối u dần phình to ở cổ và không đau nhưng làm bệnh nhân bị khàn giọng. Tuyến giáp của người bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú không bị thay đổi nhưng một số bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng cường giáp.

2. Ung thư tuyến giáp thể nang
Khối u ở tuyến giáp phát hiện rất nhanh nên người bệnh rất dễ nhận biết. Khối u xâm lấn vào các mô cố định liền kề phía sau tuyến giáp, biểu hiện bởi tình trạng khàn giọng, một số bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng di căn.

3. Ung thư tuyến giáp thể tủy
Đặc điểm của bệnh là khối u cứng không đau, nổi nhiều hạch bạch huyết và có thể gây khan giọng. Tình trạng bệnh có thể nhìn rõ khi siêu âm tuyến giáp.

4. Ung thư tuyến giáp không biệt hóa
Có khối u cứng ở cổ, sưng to và phát triển nhanh. Tuyến giáp bị sưng to và có hiện tượng di căn.

Bình thường căn bệnh này ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, nhiều trường hợp bệnh được phát hiện một cách tình cờ khi đi khám sức khỏe. Chính vì thế khi có bất kỳ triệu chứng nào kể trên thì bạn nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để nắm rõ về tình trạng sức khỏe của mình.

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP

So sánh với các loại ung thư khác thì bệnh ung thư tuyến giáp đáp ứng tốt được với quá trình điều trị. Bệnh có thể chữa khỏi được, sau điều trị bệnh nhân có tỷ lệ sống cao và kéo dài nhất. Quá trình điều trị bệnh gồm những điểm chính dưới đây:

Khi khám bệnh, đầu tiên bệnh nhân sẽ được các bác sĩ hỏi thăm và xem xét các biểu hiện bên ngoài của tuyến giáp. Nếu thấy các dấu hiệu như có khối u tuyến giáp cứng không di động hoặc ít di động, có nổi hạch ở cổ… thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm sinh thiết các xét nghiệm lâm sàng để kiểm tra là u ác hay u lành. Phần lớn người bệnh được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, các tế bào bị ảnh hưởng và các hạch bạch huyết…

Sau quá trình phẫu thuật một số bệnh nhân phải tiếp tục được điều trị bằng thuốc phóng xạ hoặc xạ trị. Bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc viên levothyroxin để bù lại lượng hoocmôn giáp, bên cạnh đó cũng cần uống thêm Iốt phóng xạ I131 sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót sau mổ.

Dinh dưỡng đối với các bệnh ác tính và mãn tính cũng rất quan trọng, nhất là bệnh nhân ung thư. Người bệnh cần cố gắng ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và ăn đúng bữa. Bệnh nhân có thể ăn uống theo sở thích nhưng nên ăn chín uống sôi, ăn thực phẩm giàu canxi. Dẫu vậy những thực phẩm được xem là có hại cho cơ thể, những thực phẩm mang trong mình nguy cơ tiềm ẩn của bệnh ung thư thì các bạn vẫn cần phải tránh xa hoặc với một lượng rất hạn chế. Các thực phẩm cần tránh như thịt đã qua chế biến (các loại xúc xích, thịt nguội,…..), rượu bia, café, không sử dụng các chất kích thích, không hút thuốc lá và tránh xa khu vực có người hút thuốc lá,….Bên cạnh đó những gia vị, món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng là những yếu tố không tốt cho sức khỏe của người bệnh.

+ Với một số trường hợp bệnh nhân bị hạ canxi máu sau khi mổ tuyến giáp, bệnh nhân nên trao đổi với bác sỹ đang theo dõi về tình trạng này.

+ Sau khi phẫu thuật người bệnh nên đi tái khám bệnh 3-6 tháng 1 lần tại các cơ sở chuyên khoa. Bệnh nhân sẽ được chỉ định Xquang, xạ hình phát hiện di căn, định lượng hormon tuyến giáp để có thể theo dõi được diễn tiến của bệnh và điều trị kịp thời.

Sau khi điều trị bệnh được một thời gian và cơ thể phục hồi dần, bệnh nhân nên bắt đầu vận động nhẹ, rồi tăng dần mức độ. Không nên vận động quá mạnh ngay lập tức, cũng như tăng mức độ vận động lên quá nhanh, cơ thể sẽ khó thích nghi được, dẫn đến tác động ngược trở lại.

Khi bị bệnh, trước và sau điều trị, bệnh nhân có thể tìm hiểu và sử dụng một số loại dược phẩm đặc chế dành riêng cho bệnh ung thư.

Phần lớn ai cũng nghĩ rằng một khi đã mắc bệnh ung thư chỉ có con đường chết, vì thế rất ít người biết rằng bệnh ung thư tuyến giáp có thể được điều trị dễ dàng nếu phát hiện sớm, ngay cả khi các tế bào ung thư đã di căn thì cơ hội sống của bệnh nhân cũng rất cao.

Tuy có thể điều trị dứt điểm và không ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân nhưng trong một số trường hợp bệnh nặng phải cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp thì người bệnh phải sử dụng thêm các loại thuốc hỗ trợ giáp suốt đời, do vậy việc phát hiện và có phương pháp điều trị hiệu quả vẫn nên là lựa chọn hàng đầu.

Nguồn: DieuTriUngThu.com