Điều trị ung thư Vú

Điều trị ung thư vú là cả một quá trình phức tạp và dài lâu. Khi chọn lựa phương pháp điều trị ung thư vú cần cân nhắc nhiều yếu tố như tỷ lệ đáp ứng điều trị, tính ưu tiên của từng phương pháp, đồng thời đánh giá lợi ích và nguy cơ của điều trị. Cụ thể:

1. Lựa chọn liệu pháp tại chỗ hay liệu pháp toàn thân?

Phương pháp điều trị tại chỗ là phẫu thuật và hoặc xạ trị trực tiếp vào từng vùng vì bị tổn thương di căn trên toàn cơ thể và thường là hóa trị, hooc-môn hoặc phối hợp các loại này.

Người bệnh bị ung thư vú tái phát nhưng còn giới hạn ở vú hoặc ở thành ngực là những đối tượng phù hợp nhất để điều trị tại chỗ. Dẫu vậy, điều trị ung thư vú bằng phẫu thuật hoặc xạ trị cũng có thể được xem xét áp dụng cho bệnh nhân có di căn.

Nói chung, các tổn thương di căn đáp ứng với liệu pháp tại chỗ tốt hơn so với liệu pháp toàn thân, nhưng khi xét nhu cầu điều trị tại chỗ cần tính đến một số yếu tố, như mức độ lan rộng của ung thư, vị trí di căn và mức độ cấp thiết của việc điều trị một di căn cụ thể. Ví dụ, khi có di căn vào một xương đỡ trọng lượng cơ thể quan trọng như xương chân, phẫu thuật có thể là phù hợp nhất để phòng gẫy xương. Với những trường hợp này, liệu pháp tại chỗ (phẫu thuật, sau đó xạ trị) thường được điều trị phối hợp vói liệu pháp toàn thân.


2. Lựa chọn dùng hóa trị hay hooc-mon

Liệu pháp Hóa trị (thường được dùng qua đường tĩnh mạch.) và hoóc-môn (thường được dùng qua đường uống) là hai cách điều trị ung thư vú di căn toàn thân khác nhau. Việc lựa chọn hóa trị hay hoóc-môn cần dựa vào một số yếu tố:

- Tình trạng có các thụ thể hoóc-môn (ER và//hoặc PgR) ở tế bào ung thư, nếu có mặt của các thụ thể này có thể dự đoán là liệu pháp hoóc-môn sẽ có lợi.
- Cân nhắc nguy cơ và lợi ích có thể của cả hai cách điều trị.
- Vị trí của các di căn.
- Mức độ lan tràn của ung thư và các triệu chứng của ung thư.

Hoóc-môn thường được khuyến cáo sử dụng ngay từ đầu cho bệnh nhân ung thư vú di căn có thụ thể ER hoặc PgR do hoóc-môn có ít tác dụng phụ hơn sơ với hóa trị. Nếu hiệu quả của hoóc-môn không chắc chắn thì bác sĩ thường khuyến cáo dùng hóa chất để điều trị ngay từ đầu.

Ở chiều ngược lại, hóa chất thường được khuyến cáo sử dụng ngay từ đầu khi ung thư tiến triển nhanh, khi có di căn vào các cơ quan sống quan trọng, khi bệnh nhân có nhiều triệu chứng bệnh hoặc khi liệu pháp hốc-môn có thể không hiệu quả (ví dụ, nếu ung thư không có thụ thể hoóc-môn.)

3. Lựa chọn dùng hóa chất phối hợp hooc-mon

Tuy việc sử dụng đồng thời hóa chất và hoóc-môn có thể làm tăng tỷ lệ đáp ứng của ung thư vú di căn có thụ thể hoóc-môn với điều trị, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đáp ứng cao hơn này không có nghĩa là cho tỷ lệ sống sót cao hơn. Thêm vào đó, liệu pháp phối hợp có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ hơn và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do vậy, bệnh nhân ung thư vú có thụ thể hoóc-môn dương tính thường được điều trị theo trình tự hoặc là dùng hoóc-môn trước, sau đó dùng hóa trị khi bệnh tiến triển hoặc hóa trị trước, sau đó dùng hoóc-môn khi khối u tiến triển.

a. Bisphosphonat

Bên cạnh điều trị ung thư vú toàn thân bằng hóa trị hoặc hoóc-môn, bệnh nhân ung thư vú có di căn xương cũng được hưởng lợi khi sử dụng các loại thuốc tăng cường xương gọi là biphosphonat. Khi phối hợp với hóa trị hoặc hoóc-môn, việc truyền bisphosphonat (ví dụ, pamidronat hoặc axit zoledronic) hàng tháng có thẻ làmgiảm nguy cơ, trì hoãn tiến trình phát triển của các biến chứng xương như gẫy xương.

b. Những yếu tố dự báo

Các yếu tố dự báo có thể giúp dự đoán khả năng đáp ứng của ung thư vú với một týp điều trị cụ thể.

c. Liệu pháp hoóc-môn
Các yếu tố đi kèm khả năng đáp ứng với hoóc-môn cao hơn:

- Thời gian giữa điều trị ban đầu đến tái phát là dài
- Di căn đơn độc vào xương hoặc mô mềm, ví dụ như hạch bạch huyết hoặc da
- Đã có đáp ứng với hoóc-môn trước đó
- Có ER ở tế bào ung thư vú, ví dụ, khoảng 50-60% các trường hợp ung thư vú đáp ứng với liệu pháp hoóc-môn khi có số lượng ER cao hoặc vừa, so với chỉ 10% đáp ứng ở các trường hợp ung thư vú có ít ER.
- Ngoài ER còn có PgR ở tế bào ung thư vú.

d. Liệu pháp Hóa trị
Không như liệu pháp hoóc-môn, không có yếu tố rõ ràng nào có thể dự đoán được sự đáp ứng của ung thư vú với hóa trị. Hóa trị thường được ưu tiên chọn dùng khi khối u không có thụ thể với estrogen và progesteron. Trong số những bệnh nhân ung thư vú di căn chưa hề dùng hóa chất trước đó để điều trị di căn, khoảng 50-70% bệnh nhân sẽ có đáp ứng với đợt hóa trị ban đầu.

- Hóa trị có thể ít hiệu quả hơn: khi được sử dụng để điều trị đợt hai (tức là ung thư vú vẫn tiến triển mặc dù đã được điều trị bằng hóa trị.)
- Khi ung thư vú tái phát xuất hiện trong khoảng 12 tháng sau khi kết thúc hóa trị bổ trợ (là đợt hóa trị ban đầu dùng cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm.)
- Khi tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân tồi hoặc khi ung thư xuất hiện ở nhiều vị trí trên toàn cơ thể, đặc biệt là ở các cơ quan sống quan trọng.

Một số yếu tố khác có thể giúp dự đoán khả năng đáp ứng với hóa chất, như:

- Các chất chỉ điểm tăng sinh. Một số chất chỉ điểm có thể giúp xác định tốc độ tăng sinh của các tế bào ung thư vú. Tốc độ tăng sinh càng cao thì khả năng đáp ứng với hóa chất có vẻ càng cao.
- HER-2/neu. Một số nghiên cứu thấy rằng sự có mặt của HER-2/neu trên tế bào ung thư vú là một dấu hiệu hữu ích để dự báo đáp ứng của ung thư vú di căn với các liệu pháp điều trị khác nhau. Đặc biệt, bệnh nhân ung thư vú có nồng độ HER-2/neu cao có thể thể thu được nhiều kết quả điều trị hơn khi được điều trị bằng Herceptin (còn gọi là trastuzumab)

Nguồn: DieuTriUngThu.com