Chữa bệnh ung thư Xương

Ung thư xương là loại ung thư liên kết (sacôm), bệnh xuất phát từ các tế bào tạo xương, tạo sụn, tế bào mô liên kết của xương. Bệnh ung thư xương hay gặp ở gần gối, xa khuỷu, nghĩa là hay gặp ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi (gần gối), đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay (xa khuỷu).

Việc tiên lượng cho ung thư xương phụ thuộc vào loại ung thư xương, mức độ phát triển của xương, vì thế với mỗi người bệnh khác nhau lai có tiên lượng khác nhau.

Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư xương đại diện cho cơ hội sống sau khi chẩn đoán bệnh. Giai đoạn ung thư xương phát triển, chất lượng điều trị cùng với sức khỏe tổng thể, yếu tố di truyền và mức độ căng thẳng là những nhân tố quyết định dẫn đến tuổi thọ của người bệnh ung thư xương.

Hiện nay theo thống kê tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư xương có thể đạt tới 80% người bệnh sống trên 5 năm nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, khi ung thư vẫn còn ở nơi khu trú và chưa lây lan hay di căn đến những mô xung quanh.

Bảng tỷ lệ sống trên 5 năm:

- Giai đoạn 1: 80%
- Giai đoạn 2: 70%
- Giai đoạn 3: 60%
- Giai đoạn 4: 20 – 50%

Loại ung thư xương cũng ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân. Những người mắc Chondrosarcoma có thể sống trên 5 năm với tỷ lệ là 80%, trong khi đó u xương Ewing và u xương ác tính thì đạt khoảng dưới 70%.


CÁC GIAI ĐOẠN CỦA UNG THƯ XƯƠNG

Ung thư xương có hai giai đoạn chính, giai đoạn đầu và giai đoạn sau.

Ung thư xương giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu của ung thư xương gồm giai đoạn I và giai đoạn II.

- Giai đoạn I: ung thư phát triển chỉ trong xương, chưa lan sang các khu vực khác của cơ thể. Sau khi thực hiện xét nghiệm sinh thiết, xác định ung thư xương giai đoạn I thuộc cấp độ nhẹ, không quá nguy hiểm đến tính mạng nếu được điều trị đúng cách.

(Xem thêm: đăng ký thẻ ngân hàng online)

- Giai đoạn II: cấp độ trung bình, ung thư phát triển giới hạn ở trong xương, chưa lan ra hạch bạch huyết xung quanh hay các vị trí khác của cơ thể. Ở giai đoạn II, bệnh ung thư xương vẫn có tiên lượng tương đối tốt.

Ung thư xương giai đoạn sau

- Giai đoạn III: ung thư xương xuất hiện ở 2 hoặc nhiều vị trí khác nhau trên cùng một xương và đã lan ra bề mặt của xương nhưng chưa phát triển hay xâm lấn vào các hạch bạch huyết xung quanh xương hoặc các mô lân cận.

- Giai đoạn IV: ung thư đã lan rộng từ xương ra các hạch bạch huyết, mạch máu lớn để di căn đến gan, não, phổi,…

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ XƯƠNG

Các phương pháp điều trị ung thư xương gồm có:

Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật là phương pháp được ưu tiên nhất để chữa trị ung thư bởi nó có thể giải quyết tận gốc khối u, mang lại sự sống mới cho người bệnh, vậy nên ung thư xương không phải là ngoại lệ.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất với ung thư xương. Vì căn bệnh này có thể tái phát gần vị trí ban đầu nên phẫu thuật sẽ giúp lấy bỏ khối ung thư một riềm mô lành xung quanh nó.

Với ung xương xảy ra ở một cánh tay hay chân, bác sỹ sẽ lấy u và một vùng mô lành xung quanh u.

Phương pháp hóa trị

Phương pháp hóa trị là việc dùng thuốc điều trị ung thư xương để giết chết tế bào ung thư đang phân chia. Thuốc có thể uống hoặc tiềm vào cơ hay mạch máu, và thường được kết hợp với những phương pháp điều trị bệnh ung thư khác để tăng hiệu quả điều trị.

Phương pháp này có thể được dùng để thu nhỏ khối u hỗ trợ cho việc phẫu thuật, hoặc được dùng để tiêu diệt những tế bào còn sót lại hậu phẫu thuật và phòng ngừa tái phát trở lại.

Phương pháp Xạ trị

Các chuyên gia y tế sẽ dùng tia xạ năng lượng cao để làm tổn thương tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Trong vài trường hợp, xạ trị dùng thay thế phẫu thuật để phá huỷ u hay những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Người bệnh cần phải đến bệnh viện hay dưỡng đường mỗi ngày để xạ trị. Thời gian điều trị thường kéo dài 5 ngày một tuần, trong vòng 5 đến 8 tuần.


PHÒNG NGỪA UNG THƯ XƯƠNG

Bệnh ung thư xương là một căn bệnh nguy hiểm khi mà nó có thể dễ dàng lấy đi một bộ phận trên cơ thể bạn cho dù có thể điều trị kịp thời và chữa khỏi bệnh. Chính vì thế, việc phòng ngừa bệnh một cách chủ động là giải pháp tối ưu để bảo vệ cơ thể.

Thực hiện phòng ngừa tái phát và mắc mới ung thư xương có những điểm chung như sau:

- Tập thể dục thể thao thường xuyên làm tăng khả năng miễn dịch, giúp xương luôn chắc khỏe.
- Tránh tiếp xúc với hóa trị và xạ trị.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Khẩu phần bổ sung canxi, magie và stronti; giảm lượng chất béo, tăng cường trái cây, rau xanh, ăn nhiều cá..
- Duy trì lối sống khỏe mạnh: tránh xa khói thuốc, thường xuyên giải tỏa căng thẳng..
- Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm và tia UV trong ánh nắng mặt trời.
- Cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh như dấu hiệu, tiền sử bệnh gia đình..

Nguồn: DieuTriUngThu.com