Ung thư Tinh hoàn nguy hiểm như thế nào?

Ung thư tinh hoàn là dạng ung thư mà ở đó các tế bào biến thành ác tính ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Hai tinh hoàn là một trong các số tuyến sinh dục nam có nhiệm vụ sản xuất và chứa tinh dịch đồng thời cũng là nơi sản xuất chính của các hooc–mon nam. Vậy ung thư tinh hoàn có nguy hiểm không, các triệu chứng và cách điều trị ung thư tinh hoàn như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc vấn đề này.


Ung thư tinh hoàn thông thường có một số các triệu chứng lâm sàng, tuy vậy cũng có nhiều trường hợp không có dấu hiệu nào. Bên cạnh đó, các triệu chứng có thể được gây ra bởi một điều kiện bởi một bệnh khác mà không phải là ung thư.


Các nguyên nhân có thể gây ra ung thư tinh hoàn

Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn còn chưa được xác định một cách rõ ràng, tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh ung thư này như:

+ Tinh hoàn ẩn: tinh hoàn bị hạn xuống bìu nước.

+ Tinh hoàn phát triển không bình thường.

+ Mắc hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể giới tính.

+ Tiền gia đình có người bị ung thư tinh hoàn.

Các triệu chứng của bệnh ung thư tinh hoàn

- Thấy xuất hiện khối u không đau hoặc sưng ở hai tinh hoàn. Nếu như phát hiện sớm, khối u tinh hoàn giống như kích thước một hạt đậu nhưng nó có thể phát triển lớn hơn rất nhiều. Do đó bạn nên đi khám sớm nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên.

- Cảm thấy đau hoặc khó chịu một tinh hoàn hoặc bìu. Đau có thể được gây ra bởi nhiều điều kiện khác nhau bao gồm nhiễm trùng, chấn thương, xoắn và ung thư. Nhiễm trùng của tinh hoàn được gọi là viêm tinh hoàn.

- Có thay đổi trong cách cảm nhận tinh hoàn hoặc cảm giác nặng nề trong bìu. Ví dụ, một tinh hoàn có thể trở nên trở nên săn chắc hơn so với tinh hoàn khác. Hoặc ung thư tinh hoàn có thể gây ra các tinh hoàn để phát triển lớn hơn hoặc trở nên nhỏ hơn.

- Cảm giác đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc vùng bẹn.

- Thấy đau ngực, đau lưng dưới, khó thở và đờm lẫn máu hoặc đờm có thể là triệu chứng của giai đoạn sau ung thư tinh hoàn. Một cục máu đông trong tĩnh mạch lớn được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Một cục máu đông trong động mạch ở phổi được gọi là thuyên tắc phổi và gây khó thở.

Chẩn đoán bệnh ung thư tinh hoàn như thế nào?

Nếu như các bác sĩ nghi ngờ bạn bị ung thư tinh hoàn, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết khi phẫu thuật cắt tinh hoàn. Những xét nghiệm nhằm đo nồng độ các chất chỉ điểm khối u, khi bị ung thư những nồng độ này sẽ cao bất thường. Việc siêu âm bìu có thể thấy được và đo được kích thước khối u. Để biết chắc chắn có bị ung thư tinh hoàn hay không, bạn cần xét nghiệm vi thể mô tinh hoàn. Trong hầu hết các trường hợp bị nghi ngờ, bác sĩ có thể yêu cầu lấy đi toàn bộ tinh hoàn bị tổn thương bằng thủ thuật cắt tinh hoàn đường bẹn.

Người bệnh khi phát hiện bị ung thư tinh hoàn, nên làm đầy đủ các xét nghiệm để xem ung thư có bị lây lan hay không. Phát hiện sớm ung thư tinh hoàn sẽ giúp tăng tỉ lệ điều trị thành công hơn.

Điều trị bệnh ung thư tinh hoàn như thế nào?

Việc điều trị ung thư tinh hoàn theo cách điều trị truyền thống như hóa trị, xạ trị đều gây ra tác dụng phụ cho người bệnh. Phần lớn các trường hợp ung thư tinh hoàn đều có thể chữa bằng phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào ung thư tinh hoàn, sức khỏe và nhiều yếu tố khác.

- Phương pháp phẫu thuật cắt tinh hoàn đường bẹn thường có kết quả triệt để. Phẫu thuật một bên tinh hoàn sẽ hạn chế nguy cơ vô sinh ở nam giới. Ngoài ra, hiện nay bệnh nhân có thể cấy tinh hoàn trong bìu.

- Phương pháp chiếu xạ là điều trị tại chỗ, tập trung tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp chiếu xạ không chỉ ảnh hưởng đến tế bào ung thư mà còn ảnh hưởng đến tế bào bình thường. Các tác dụng phụ trong xạ trị ung thư tinh hoàn như mệt mỏi, thay đổi sắc tố da vùng chiếu xạ, mất vị giác, tiêu chảy,…

- Phương pháp hóa trị là dùng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư tinh hoàn. Phương pháp hóa trị thường được thực hiện sau khi phẫu thuật để ngừa ung thư tinh hoàn tái phát. Hóa chất được truyền vào thông qua đường tiêm, thuốc đi qua đường máu và tác dụng lên cả tế bào bình thường. Tác dụng phụ của hóa trị ung thư tinh hoàn như: mệt mỏi, tiêu chảy, nôn, sốt,…

Nguồn: DieuTriUngThu.com