Bị ung thư Dạ dày có thể sống được bao lâu?

DieuTriUngThu.com - Ung thư dạ dày là tình trạng khối u dạ dày ác tính hình thành và phát triển quá mức, làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa cũng như sức khỏe. Khối u ác tính có thể xuất phát từ vị trí bất kì trong dạ dày và dễ dàng xâm lấn, di căn sang những cơ quan lân cận như phổi, lá lách, gan, buồng trứng…

Bị ung thư Dạ dày có thể sống được bao lâu?
Hiện nay, ung thư dạ dày là bệnh ung thư có tỉ lệ người mắc cao thứ hai tại Việt Nam. Thống kê hàng năm cho thấy trường hợp tử vong do căn bệnh này gây nên lên đến 8000 ca trong tổng số 11000 ca mắc phải (năm 2010). WHO - Tổ chức y tế Thế giới cũng đã xếp căn bệnh trên nguy hiểm đứng thứ hai, chỉ sau bệnh ung thư phổi. Với con số “khủng” như trên, có thể thấy được mức độ nguy hiểm mà căn bệnh trên mang lại lớn đến nhường nào.

Mặc dù nguy hiểm là thế nhưng ung thư dạ dày hầu như không có biểu hiện ở những giai đoạn đầu vì lúc này, tế bào ung thư chỉ mới hình thành dưới dạng biểu mô, chưa xâm lấn hay gây hại. Phần lớn bệnh nhân chỉ phát hiện mình mắc bệnh ung thư dạ dày khi bệnh đã đi vào những giai đoạn cuối, bệnh biểu hiện ra triệu chứng. Cụ thể:

 - Giai đoạn 0: Giai đoạn này còn được gọi là ung thư biểu mô, lúc này, tế bào ung thư nằm dưới niêm mạc dạ dày.

 - Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư đã xâm lấn sang lớp thứ 2 của dạ dày nhưng chưa gây nguy hiểm gì.

 - Giai đoạn 2: Giai đoạn này còn gọi là ung thư dưới cơ. Lúc này, tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn qua lớp dưới của niêm mạc dạ dày.

 - Giai đoạn 3: Tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn hạch bạch huyết vầ một số cơ quan lân cận.

 - Giai đoạn 4: Ung thư dạ dày giai đoạn cuối, khối u đã lan rộng khắp, cơ hội sống sót rất mong manh.

Do đó, việcphát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày, tiến hành điều trị sớm thì độ khó trong công tác chữa trị sẽ càng ít hơn, hiệu quả trị bệnh cao hơn, sự sống cũng vì thế được kéo dài hơn.

Vậy mắc ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu?

Mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân ung thư dạ dày là: “Ung thư dạ dày sống được bao lâu? Chăm sóc như thế nào để duy trì, kéo dài sự sống lâu nhất cho người bệnh?”. Phần trình bày dưới đây của TuVanUngThu.com sẽ giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc trên.

Có thể khẳng định luôn, thời gian sống phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Vào những giai đoạn đầu, tỷ lệ sống thường cao do khối u chưa phát triển mạnh hoặc di căn quá sâu, có thể can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật kết hợp với hóa trị, xạ trị. Ở các giai đoạn muộn, không thể tiến hành phẫu thuật được nữa thì mục tiêu điều trị lúc này là kéo dài thời gian sống. Lúc này, việc điều trị trở nên tốn kém, phức tạp, đòi hỏi kết hợp nhiều thuốc trị gen, điều trị chăm sóc chống đau nhưng kết quả thu được không mấy khả quan. Tùy theo phương pháp điều trị và sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có những tiên lượng thời gian sống. Có một điều chắc chắn rằng, ung thư dạ dày nếu không nhanh chóng điều trị thì tỉ lệ tử vong trong vòng 5 năm lên đến 98%.

Hiệu quả và kết quả điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc nhiều vào giai đoạn phát triển của tế bào ung thư. Dưới đây là một số con số thống kê mà các tổ chức y tế đã nghiên cứu về thời gian sống của bệnh nhân bị ung thư dạ dày:

- Ung thư dạ dày giai đoạn đầu sống được bao lâu?

Thống kê, trong 100 người thì chỉ có 1 trường hợp phát hiện được bệnh ung thư dạ dày trong giai đoạn này, một con số quá khiêm tốn. Tin mừng là những bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn 1 có cơ hội sống trên 5 năm lên đến 80%.

- Ung thư dạ dày giai đoạn 2 sống được bao lâu?

Theo ước tính, trong 100 người thì có 6 người được chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn này. Với ung thư dạ dày giai đoạn 2, cơ hội sống hơn 5 năm của bệnh nhân đạt 56%.

- Ung thư dạ dày giai đoạn 3 sống được bao lâu?

Đa phần những trường hợp bị ung thư dạ dày thường được phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 3. Tỉ lệ sống của bệnh nhân ở giai đoạn này giảm rõ rệt so với 2 giai đoạn trước đó. Theo WHO, khả năng sống sót của người bệnh giai đoạn IIIA đạt 54%, giai đoạn IIIB đạt 36%, giai đoạn IIIC đạt 18%.

- Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Vào giai đoạn cuối cùng của bệnh, tỉ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối rất thấp. Các thống kê cho thấy,  có đến 80% người bệnh phát hiện bệnh giai đoạn này, tỉ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm chỉ đạt khoảng 5%. Phần đông, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đều khép lại cuộc đời chỉ từ 1-2 năm sau đó.

Ngoài yếu tố chính là mức độ nặng nhẹ của bệnh, việc tiên lượng thời gian sống cho những đối tượng mắc bệnh ung thư dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: trình độ y tế, sự phối hợp điều trị của bệnh nhân (tâm lý, dinh dưỡng, luyện tập). Điều này có nghĩa nếu được điều trị trong một môi trường tốt, chất lượng, người bệnh lạc quan, chủ động hợp tác trị bệnh, tỉ lệ sống và thời gian sống sẽ cao hơn so với người bệnh bi quan, u uất, không theo đuổi phương pháp trị bệnh nào.

Cách chăm sóc sức khỏe để kéo dài sự sống lâu hơn?

Để phòng tránh bệnh ung thư dạ dày hoặc giữ được khả năng điều trị tốt nhất, bạn cần quan tâm đến sức khỏe của bản thân. Chìa khóa quan trọng nhất cho bạn đó là nên lắng nghe và quan sát sự thay đổi trên cơ thể hằng ngày. Nếu phát hiện bất kì điểm nghi vấn nào, cần nhanh chóng đi thăm khám để nắm bắt cơ hội chữa trị tốt nhất.

Các lưu ý trong chế độ ăn uống

Người bệnh bị ung thư dạ dày có sức khỏe không ổn định, hoạt động ăn uống gặp nhiều khó khăn, cản trở. Vì thế, chế độ dinh dưỡng cần thiên về hướng nạp năng lượng cơ thể tốt nhất.

- Bệnh nhânung thư dạ dày cần tuân thủ nguyên tắc ăn uống như sau: ăn uống bán lỏng, hàm lượng protein ở mức bình thường, hàm lượng chất xơ thấp, chế độ ăn cần giàu năng lượng, ít chất béo, thức ăn mềm, dễ tiêu.

- Nên ăn nhiều rau xanh, gan động vật để làm tăng sự hấp thu vitamin.

- Cần chia bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Mỗi bữa cách nhau ít nhất khoảng 3 giờ đồng hồ. Ăn uống đúng giờ.

- Với các trường hợp sau phẫu thuật, người bệnh dễ gặp tình trạng thiếu sắt, do đó cần bổ sung thức ăn cung cấp sắt cho cơ thể như đậu nành, rau xanh, táo tàu, thịt nạc, cá, lòng đỏ trứng, rùa, ngân nhĩ…

- Với bệnh ung thư dạ dày đã chuyển sang giai đoạn cuối, sức khỏe người bệnh yếu ớt, ăn uống khó khăn, thậm chí không ăn được gì, lúc này cần ăn uống theo kiểu hỗ trợ điều trị phục hồi bằng những thức ăn bổ, hàm lượng dinh dưỡng cao như nhân sâm trắng, dương sâm, hoặc một số món ăn cải thiện chức năng của ngũ tạng, duy trì sức khỏe đạt trạng thái tốt nhất.

Các lưu ý trong sinh hoạt: 

- Kể cả trước hay sau khi chữa trị bệnh ung thư dạ dày, người bệnh cũng nên vận động, thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giảm sự phát triển khối u trong dạ dày.

- Bệnh nhân ung thư dạ dày cần từ bỏ những thói quen gây tổn hại đến sức khỏe, khiến khối u lây lan nhanh và mạnh hơn như: uống rượu bia, hút thuốc lá, thức khuya…

Các biện pháp chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày

- Đối với bệnh nhân bị ung thư dạ dày, việc chăm sóc sức khỏe vô cùng quan trọng. Dẫu vậy, người nhà của bệnh nhân cũng cần đặc biệt quan tâm hơn đến tâm lý người bệnh bởi bệnh nhân lúc này rất nhạy cảm, dễ buồn bã, u uất hay cáu gắt hơn bình thường. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, dễ khiến cho bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

- Tốt nhất, bạn và người thân cần thể hiện sự quan tâm, thường xuyên khuyến khích, động viên họ, tạo niềm tin cũng như niềm vui cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.

DieuTriUngThu.com tổng hợp