Phòng tránh ung thư Da hiệu quả |
1. Nên hoạt động trong bóng râm
Tuy đơn giản nhưng đây là cách đơn giản nhất để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu, đặc biệt là vào lúc 10h - 16h, khi tia UV hoạt động mạnh nhất. Bạn có thể kiểm tra mức độ năng lượng của tia UV như sau: Đứng dưới nắng, nếu bóng của bạn ngắn hơn bạn thì lúc đó, tia UV đang hoạt động mạnh và ngược lại.
Thực tế, các tia UV chiếu xuống mặt đất quanh năm, ngay cả những ngày nhiều mây, mưa lớn nhưng mức độ mạnh, yếu có thể thay đổi nên cần phải thường xuyên bảo vệ da, đặc biệt là ở khu vực có nước, tuyết, cát,... vì chúng làm tăng mức độ bức xạ tia cực tím.
Tuy không nhiều nhưng một số loại tia UV có thể chiếu xuyên qua cửa sổ. Hầu hết kính trên cửa sổ ô tô và các văn phòng chắn được tia UVB nhưng không hiệu quả với một phần nhỏ UVA nên dù không cảm thấy bỏng rát, da vẫn có thể đang bị tổn thương.
2. Dùng quần áo để bảo vệ da
Mỗi một loại quần áo sẽ có khả năng che chắn khác nhau, đồ tối màu, dài tay và được dệt chặt sẽ bảo vệ tối hơn đồ sáng màu, ngắn tay và dệt lỏng. Dẫu vậy, quần áo chỉ giúp hạn chế tiếp xúc trực tiếp với tia UV bởi UV có thể xuyên qua các lớp vải này.
Ngày nay, trên thị trường có các sản phẩm trang phục được dệt chặt, trang bị một lớp phủ mỏng giúp hấp thụ UV. Vì vậy, để bảo vệ da hiệu quả, cần còn các sản phẩm có chỉ số UPF với các mức độ từ 15 đến 50, chỉ số UPF càng cao, khả năng chống nắng càng tối. Ngoài ra, còn có một số sản phẩm sử dụng như nước giặt cũng giúp bổ sung chỉ số này cho trang phục mà không làm bạc màu, hỏng kết cấu vải.
3. Nên sử dụng kem chống nắng khi phải hoạt động ngoài trời
Kem chống nắng là sản phẩm bôi trực tiếp lên da để bảo vệ da khỏi UV. Dẫu vậy, kem chống nắng cũng không thể ngăn chặn tất cả các tia UV nên người dùng không được coi đây là bước bảo vệ da hiệu quả tuyệt đối và duy nhất mà hãy sử dụng chúng như một trong nhiều bước ngăn chặn tác hại từ UV của mình.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chống nắng dạng kem, gel, xịt... nên khi sử dụng, cần lựa chọn các sản phẩm có khả năng chống nắng phổ rộng (ngăn chặn cả UVA và UVB), chỉ số chống nắng SPF từ 30.
Ngoài ra việc bôi kem chống nắng cũng phải đúng cách: Cần sử dụng cho toàn bộ vùng da không được che chắn bởi quần áo như mặt, cổ, cánh tay, chân... đặc biệt, không được quên môi, bộ phận ít người để ý tới trong việc bảo vệ khỏi UV và thoa trước khi trang điểm.
Lưu ý, việc sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao không giúp bạn có thể kéo dài thời gian hoạt động ngoài trời: Kem chống nắng SPF 15 lọc ra khoảng 93% tia UVB, SPF 30 lọc khoảng 97%, SPF 50 tương ứng với khoảng 98%, SPF 100 là khoảng 99% và không có sản phẩm nào bảo vệ da hoàn toàn khỏi UV. Vì vậy, nên bôi lại kem chống nắng sau hai tiếng.
4. Nên đội mũ khi đi ngoài trời
Các loại mũ rộng vành khoảng 5 - 8 cm giúp che chắn các bộ phận tiếp xúc với UV mạnh như da đầu, mặt, tai, gáy... và hạn chế lượng tia này được phản chiếu từ nước, cát, tuyết. Lưu ý, mũ bóng chày chỉ che chắn được phần da mặt, trong khi tai và cổ là nơi thường xảy ra ung thư da hơn.
5. Sử dụng kính râm
Việc đeo kính râm sẽ giúp bảo vệ mắt và vùng da mỏng quanh mắt và cả người lớn và trẻ em đều cần sử dụng kính râm bản rộng để bảo vệ mắt trên nhiều góc độ. Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời một thời gian dài sẽ dẫn tới tăng nguy cơ mắc một số bệnh về mắt và da.
Việc đeo một chiếc kính râm tốt có thể bảo vệ 99 - 100% da khỏi UVA và UVB. Nếu trên nhãn sản phẩm có ghi "UV absorption up to 400 nm" (Hấp thụ UV tới 400 nm) hoặc "Meets ANSI UV Requirements" (Đáp ứng tiêu chuẩn tia cực tím ANSI - Viện tiêu chuẩn Mỹ) thì chúng có khả năng ngăn chặn UV tới 99%.
6. Tránh hiểu lầm về phơi nắng và vitamin D
Vitamin D được tạo ra khi con người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhưng cơ thể sản sinh ra bao nhiêu phụ thuộc vào sắc tố da, độ tuổi và ánh sáng mặt trời khu vực đó mạnh đến mức nào. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên bổ sung vitamin D an toàn bằng từ chế độ độ ăn uống lành mạnh thay vì phơi nắng dẫn đến tăng nguy cơ mắc ung thư da.
DieuTriUngThu.com tổng hợp