Triệu chứng và các phương pháp điều trị ung thư Đại tràng, Trực tràng

Mệt mỏi, đau bụng, táo bón hay chảy máu trực tràng đều có thể là những triệu chứng báo hiệu ung thư đại tràng. Ung thư đại trực tràng đang trở thành một trong những nguy cơ gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Tuy nhiên cho đến nay người ta vẫn chưa thể tìm ra được nguyên nhân chính gây ra ung thư đại tràng, chỉ biết rằng nó có sự liên hệ mật thiết với chế độ ăn uống của chúng ta.

Triệu chứng và các phương pháp điều trị ung thư Đại tràng, Trực tràng
Là phần cuối của đường tiêu hóa, đại tràng cũng là nơi cuối cùng tiếp nhận thức ăn trước khi nó được đào thải ra ngoài. Xã hội công nghiệp hiện nay có nhiều sự thay đổi nhiều trong thói quen sinh hoạt cũng như ăn uống của người dân Việt nam nên tỷ lệ người mắc ung thư đại tràng ngày càng tăng. Những đối tượng chủ yếu của căn bệnh này nằm trong nhóm từ 30-60 tuổi và chủ yếu là nam giới. Khi có các triệu chứng lân sàng của bệnh thì việc xét nghiệm sang lọc nhằm tìm ra các polyp hay ung thư trước khi chúng phát triển sẽ giúp phát hiện sớm căn bệnh này và có phương pháp điều trị phù hợp. Việc này rất có ý nghĩa trong hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Các triệu chứng của ung thư đại tràng:

Bệnh ung thư ở mỗi vị trí trên khung đại tràng sẽ có những biểu hiện triệu chứng khác nhau. Thông thường thì bệnh ung thư đại tràng sẽ không có biểu hiện gì trong một thời gian dài ủ bệnh nhưng khi có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây bệnh nhân cần đi khám ngay :

– Khi trực tràng bị chảy máu bất kể với tần suất ít hay thường xuyên mà không có ly do rõ ràng.

– Có sự thay đổi liên tục bất ngờ trong thói quen bài phân: táo bón, tiêu chảy hoặc táo bón, đại tiện ra phân có kèm theo chất nhầy.

– Hay bị đau quặn bụng và đại tiện có mót rặn thường xuyên mà không giải thích được nguyên nhân. Lúc này bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ nếu nó ngày càng trầm trọng.

– Cơ thể mệt mỏi, khó thở, chóng mặt. Đây là dấu hiệu của chứng thiếu máu do việc mất máu để nuôi dưỡng khối u. Bệnh nhân bị giảm cân nhanh chóng.

Phụ thuộc vị trí của khối u chúng ta có thể xác định được đó là bệnh ung thư đại tràng phải hay trái. Mỗi bên lại cũng có những biểu hiện triệu chứng khác nhau.

- Nếu như có các biểu hiện toàn thân như : mỏi mệt, thiếu máu nhược sắc, sốt và đau bụng mơ hồ, khám thường sờ được khối u vùng hố chậu phải hoặc nửa bụng bên phải trong 50% trường hợp; bị tiêu chảy thì đó là triệu chứng của ung thư đại tràng phải.

- Nếu có các triệu chứng như táo bón và đau quặn bụng. Khi u nằm ở phần thấp thường phân có dải và dính dây máu. Khối u chỉ sờ thấy trong 1/4 trường hợp thì đó là ung thư trực tràng trái.

Bên cạnh đó cũng có trường hợp ung thư đại tràng chỉ phát hiện do di căn nhất là di căn gan hoặc do tắc ruột.

Những triệu chứng ban đầu của ung thư đại tràng không có gì đặc hiệu và cũng chưa gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Do đó điều quan trọng bạn cần làm là nhận thức được tình trạng sức khỏe của mình để nhận ra được những thay đổi bất thường nhằm đi khám và điều trị bệnh kịp thời.

Chuẩn đoán ung thư đại trực tràng

TuVanUngThu.com xin giới thiệu với các bạn một số phương pháp xét nghiệm sang lọc nhằm chuẩn đoán bệnh ung thư đại tràng:

– PP thăm khám trực tràng: phương pháp này được tiến hành đơn giản. Bác sỹ sẽ cho ngón tay vào trực tràng để kiểm tra xem có khối u nào không. Sử dụng cách này số lượng người bệnh được phát hiện ít nên phải làm thêm các xét nghiệm khác.

– PP chụp hình đại tràng với chất cản quang: Trước khi tiến hành phương pháp này người bệnh sẽ được tiêm thuốc sổ hết phần ra ngoài . Sau đó dung dịch có tính cản quan được tiêm vào người của bệnh nhân giúp hình ảnh ruột già được hiển thị trên phim khi chụp X-quang. Dựa vào hình ảnh này sẽ tìm ra được những bất thường trong trực tràng.

– PP xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT): Phương pháp này xác định xem máu có ẩn trong phân không. Nều có sẽ tiếp tục làm các xét nghiệm khác để kiểm tra nguyên nhân chảy máu, tìm polyp hay ung thư

– PP xét nghiệm DNA phân: Xét nghiệm này giúp tìm kiếm tế bào ung thu hoặc polyp tiền ung thư

– PP nội soi đại tràng: Các bác sỹ sẽ dùng ống mỏng dẻo có gắn camera đưa vào trực tràng qua hậu môn để xem xét toàn bộ đại tràng của bệnh nhân. Nội soi đại tràng gây khó chịu nhưng sẽ không gây đau nên bệnh nhân có thể yên tâm

– PP chụp cắt lớp ruột già: Để tìm kiếm polyp hoặc ung thư bác sỹ sẽ dùng kỹ thuật chụp cắt lớp điện toán để chụp ảnh của ruột già

– PP soi đại tràng sigma: Đây là đoạn đại tràng ngay phía trên trực tràng. bác sĩ sẽ cho một ống rỗng, mỏng, dễ uốn nắn và có đèn sáng ở đầu mút vào trong trực tràng của bạn. Ống này được kết nối với một video camera nhỏ nhờ đó bác sĩ có thể xem xét trực tràng và phần dưới của ruột già. Phương pháp này có một nhược điểm là nó không thể giúp quan sát được khối u ở phần trên của ruột già.

Về tổng thể, bệnh ung thư đại tràng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu chúng ta phát hiện sớm và điều trị kịp thời căn bệnh này. Chuẩn đoán sớm ung thư đại tràng là bước quan trọng để điều trị bệnh hiệu quả. Người bệnh cần hợp tác tốt với bác sỹ trong việc thực hiện các xét nghiệm cơ bản nhằm tìm ra được bệnh.

Điều trị ung thư đại trực tràng

1. Phương pháp phẫu thuật: 

Việc phẫu thuật nhằm cắt bỏ khối u cùng với một phần đại tràng, trực tràng và các hạch lân cận; đồng thời nối lại những phần còn lành của đại tràng, trực tràng. Với các trường hợp không thể nối lại những phần con lành, bác sĩ sẽ phải thực hiện phẫu thuật nhằm mở thông đại tràng tạm thời hoặc vĩnh viễn nhằm tạo ra một con đường mới đưa chất thải ra ngoài.

Phương pháp này cần lưu ý: Việc phẫu thuật sẽ gây đau và nhạy cảm tạm thời ở vùng được phẫu thuật, gây đại tiện lỏng hoặc táo bón tạm thời. Ngoài ra, với người bệnh phẫu thuật mở thông đại tràng thường bị kích thích ở vùng da quanh lỗ mở.

2. Phương pháp xạ trị: 

Còn gọi là phương pháp phóng xạ, phương pháp này dùng tia X có năng lượng cao nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Mục đích của xạ trị là nhằm điều trị tại chỗ và thường được áp dụng nhất trong các trường hợp ung thư trực tràng.

Phương pháp xạ trị có thể được thực hiện trước khi phẫu thuật để làm khối u nhỏ lại và dễ dàng cắt bỏ, hoặc sử dụng sau khi phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung ghư còn sót lại trong vùng được điều trị.

Có hai hình thức xạ trị: xạ trị từ máy chiếu bên ngoài (chiếu xạ ngoài) và xạ trị từ một vật được đưa vào bên trong cơ thể, đặt trực tiếp lên khối u hoặc gần đó (chiếu xạ trong). Khi cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định bằng cả hai hình thức kết hợp.

Phương pháp này cần lưu ý: Xạ trị có thể tác động lên cả tế bào ung thư và cả tế bào lành. Khi xạ trị, bệnh nhân thường gặp phải những phản ứng phụ như: mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, đại tiện lỏng, thay đổi da ở vùng chiếu xạ, chảy máu trực tràng (đôi khi)…

3. Phương pháp hóa trị: 

Phương pháp này là biện pháp điều trị toàn thân. Thuốc chống ung thư sẽ được đưa vào cơ thể qua đường tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua đường uống. Hóa trị có thể được sử dụng sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể và nhằm kiểm soát sự phát triển của khối u cũng như giảm bớt triệu chứng của bệnh.

Phương pháp này cần lưu ý: Tương tự như Xạ trị, Hóa trị tác dụng lên cả tế bào ung thư lẫn tế bào lành. Tùy vào loại thuốc và liều lượng cụ thể của thuốc mà bệnh nhân có thể gặp phải những biểu hiện sau trong quá trình hóa trị: rụng tóc, buồn nôn, đau miệng, đại tiện lỏng, người mệt mỏi, thậm chí nhiễm khuẩn hoặc chảy máu.

4. Phương pháp (liệu pháp) sinh học: 

Phương pháp này sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại ung thư. Nói một cách dễ hiểu thì liệu pháp sinh học nhằm kích thích và tăng cường chức năng chống lại ung thư một cachs tự nhiên của hệ thống miễn dịch.

Các loại thuốc được dùng trong liệu pháp sinh học được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Liệu pháp miễn dịch có thể áp dụng trước khi phẫu thuật, áp dụng đơn độc hoặc kết hợp với hóa trị, xạ trị.

Phương pháp này cần lưu ý: Liệu pháp miễn dịch có thể gây ra các triệu chứng giống như cảm cúm, rét run, buồn nôn, mệt mỏi…

DieuTriUngThu.com tổng hợp